Giá tiêu hôm nay 20/12: dứt đà tăng, giao dịch cầm chừng trước kỳ nghỉ lễ

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 20/12 trong khoảng 146.000 - 147.200 đồng/kg. Sau 2 ngày tăng liên tiếp, giá tiêu điều chỉnh giảm trong bối cảnh giao dịch cầm chừng. IPC giảm giá tiêu tại Indonesia và Brazil trong bối cảnh đồng USD tăng cao nhất 2 năm qua.

Giá tiêu hôm nay 20/12: dứt đà tăng, giao dịch cầm chừng trước kỳ nghỉ lễ

Giá tiêu hôm nay 20/12: dứt đà tăng, giao dịch cầm chừng trước kỳ nghỉ lễ

Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 147.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 147.200 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 146.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 146.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 146.500 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 146.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Giá tiêu đầu giờ sáng nay giảm tại Đông Nam Bộ, giữ ổn định ở khu vực Tây Nguyên so với cùng thời điểm hôm qua. Sau 2 ngày tăng liên tiếp, giá tiêu điều chỉnh giảm trong bối cảnh giao dịch cầm chừng.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 6.736 USD/tấn, giảm 1,1%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.275 USD/tấn, giảm 1,1%; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 8.200 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 8.907 USD/tấn, giảm 1,1%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 10.400 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.400 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.700 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 9.600 USD/tấn. IPC giảm giá tiêu tại Indonesia và Brazil trong bối cảnh đồng USD tăng cao nhất 2 năm qua.

Sáng nay, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,37%, hiện ở mức 108,40.

Đồng USD dao động gần mức cao nhất trong hai năm vào phiên giao dịch vừa qua, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiến hành cắt giảm lãi suất và báo hiệu một lộ trình nới lỏng chính sách tiền tệ chậm hơn nhiều vào năm 2025.

Trong quá khứ, giá tiêu tại Việt Nam đã có đợt tăng mạnh từ năm 2010 đến đỉnh điểm là năm 2015. Được giá, những người trong chuỗi sản xuất tiêu bắt đầu đầu cơ. Ngay sau đó, giá tiêu đã quay đầu giảm không ngừng. Đến năm 2019, giá tiêu chỉ còn 36 triệu đồng/tấn, "bốc hơi" 85% trong 3,5 năm.

Sản lượng hạt tiêu của Việt Nam lúc đó cũng cao đỉnh điểm, gần 300.000 tấn - một con số kỷ lục khi tăng từ mức 122.000 tấn. Điều này đã đẩy nhiều người dân vào cảnh nợ nần, phả sản, nhiều nương rẫy trồng tiêu bị bỏ hoang.

Do cơn khủng hoảng hồi năm 2015, khiến nhiều người bỏ bê mảng tiêu. Tính đến cuối năm 2023, sản lượng tiêu cả nước đạt khoảng 170.000 tấn và năm 2024 giảm còn khoảng 160.000 tấn, tức là giảm gần một nửa so với thời đỉnh cao 300.000 tấn năm 2015.