Giá cà phê hôm nay 17/11: tăng mạnh trở lại, thêm 6.000 đồng/kg trong tuần

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 17/11 trong khoảng 112.800 - 113.400 đồng/kg. Cà phê Robusta có tuần tăng trở lại thứ 2 sau 5 tuần giảm mạnh liên tiếp. Tổng kết tuần, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1/2025 tăng 401 USD/tấn.

Giá cà phê hôm nay 17/11: tăng mạnh trở lại, thêm 6.000 đồng/kg trong tuần

Giá cà phê hôm nay 17/11: tăng mạnh trở lại, thêm 6.000 đồng/kg trong tuần

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 112.800 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 113.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 113.100 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 113.400 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 113.300 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 113.100 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 113.000 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 113.000 đồng/kg.

Thị trường cà phê trong nước giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2025 giảm 4 USD/tấn, ở mức 4.777 USD/tấn, giao tháng 3/2025 tăng 4 USD/tấn, ở mức 4.699 USD/tấn.

Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 tăng 2,85 cent/lb, ở mức 281,8 cent/lb, giao tháng 3/2025 cent/lb tăng 3,9 cent/lb, ở mức 283,3 cent/lb.

Tổng kết tuần, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1/2025 tăng 401 USD/tấn. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 12 tăng 28,45 cent/lb. Giá cà phê nội địa thêm trung bình 6.000 đồng/kg. Cà phê Robusta có tuần tăng trở lại thứ 2 sau 5 tuần giảm mạnh liên tiếp.

Tuần trước, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1/2025 tăng 97 USD/tấn. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 12 tăng 10,4 cent/lb. Giá cà phê nội địa thêm trung bình 1.000 đồng/kg.

Arabica dao động quanh mức cao nhất kể từ giữa năm 2011, cao nhất trong 13 năm trong bối cảnh lo ngại về tương lai nguồn cung. Các nhà giao dịch đã đánh giá hậu quả của việc trì hoãn trong một năm đối với quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu. Điều này có thể hạn chế nguồn cung cà phê từ các quốc gia như Brazil và Indonesia, nơi xảy ra tình trạng phá rừng.

Trọng tâm vẫn là vấn đề thời tiết gây bất lợi cho vụ mùa năm sau tại quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới là Brazil. Các nhà kinh doanh lưu ý rằng mặc dù có mưa gần đây, độ ẩm của đất vẫn ở mức thấp, dẫn đến sự phát triển hạn chế của quả và sự phát triển quá mức của lá.