Thường xuyên để bụng đói khi đi ngủ, điều gì sẽ xảy ra?

Kinhtephapluatvietnam - Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bụng đói cồn cào không chỉ gây khó ngủ mà còn khiến cơ thể phản ứng và gây ra các vấn đề như: tăng cân, mất cơ, khó ngủ, dễ cáu kỉnh...

Tăng cân

Chuyên gia dinh dưỡng Wesley Delbridge cho biết: Trên thực tế, càng cảm thấy mình đói, bạn càng có xu hướng ăn nhiều hơn sau này. Nếu đợi cho đến khi cực kỳ đói mới ăn, lượng đường trong máu có thể giảm xuống mức thấp đến mức bạn sẽ bị cám dỗ để tiêu thụ bất cứ thứ gì trong tầm mắt.

Tệ hơn nữa, ngủ khi bụng đói dễ dẫn đến việc ăn nhiều thức ăn vào bữa sáng, khiến lượng đường trong máu đạt đỉnh đến mức không tốt cho sức khỏe và khiến quá trình trao đổi chất bị lặp lại trong suốt thời gian còn lại trong ngày.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Mất cơ

Những giờ cố gắng tại phòng tập thể dục sẽ bị lãng phí nếu đi ngủ trong tình trạng đói. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Tim mạch châu Âu, cơ thể sẽ không có đủ chất dinh dưỡng cần thiết để chuyển hóa protein thành cơ bắp. Nếu nhịn đói đi ngủ trong thời gian dài, thậm chí có thể làm tổn thương tim.

Các nhà nghiên cứu cho biết, để đạt được hiệu quả cao nhất trong ngày và ngăn ngừa mất cơ, hãy cố gắng ăn tối vài giờ trước khi đi ngủ, bữa tối đảm bảo ăn nhiều protein.

Khó ngủ, ngủ không ngon giấc

Khi đi ngủ với dạ dày đói, bạn có thể trải qua cảm giác ổn ổn bất an và khao khát đồ ăn suốt đêm, khiến cho việc giữ giấc ngủ trở nên khó khăn trong khoảng 4 giờ đầu.

Thiếu hụt năng lượng cho ngày mới

Nếu bạn đi ngủ khi cảm thấy đói bụng, bạn sẽ thiếu năng lượng vào ngày hôm sau, và điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc và tham gia các hoạt động. Buổi sáng là thời điểm mà não bộ và cơ thể đòi hỏi nhiều năng lượng hơn, và nếu bạn đã trải qua đêm mà cơ thể thiếu năng lượng, bạn sẽ không thể tích trữ đủ năng lượng cho ngày tiếp theo.

Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng việc đi ngủ khi đói có thể gây nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt là thiếu năng lượng, và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe về cả thể chất và tâm trạng. Điều này cũng có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi và trầm cảm.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Bang Florida (Hoa Kỳ) phát hiện ra rằng những người đàn ông bổ sung 30 g protein trước khi đi ngủ có mức tiêu hao năng lượng khi nghỉ ngơi cao hơn vào sáng hôm sau so với những người nhịn đói đi ngủ.

Dễ cáu kỉnh hơn 

Hoạt động khi bụng đói dễ gây khó chịu, sáng đi làm với chiếc bụng đói từ đêm hôm trước, bạn có thể trở thành một người rất khó ưa. Thậm chí còn có bằng chứng khoa học để biện minh cho những thay đổi tâm trạng nguy hiểm đó.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge (Anh quốc) phát hiện ra rằng mức độ serotonin - hormone điều chỉnh hành vi - bắt đầu dao động khi mọi người không được ăn, điều này ảnh hưởng đến các bộ phận của não giúp mọi người kiểm soát cơn giận của họ.

Giảm cân

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thường xuyên ăn khuya dễ khiến tăng cân. Đi ngủ với cái bụng căng phồng có thể khiến lượng insulin và glucose trong máu tăng đột biến. Vì ít hoạt động hơn vào ban đêm, cơ thể sẽ biến những năng lượng dư thừa đó thành chất béo trong khi ngủ. Để giảm thiểu nguy cơ tăng cân, một số chuyên gia khuyên nên tuân thủ khoảng cách ít nhất 12 giờ giữa bữa tối và bữa sáng.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những con chuột nhịn ăn trong 16 giờ (và vẫn ăn thức ăn giàu chất béo, nhiều calo) gần như gầy như những con ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là luôn lựa chọn thực phẩm lành mạnh trong ngày. Hãy cân bằng các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn và nạp đủ protein cũng như chất xơ để tránh bụng cồn cào ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Cách ngăn cảm giác đói bụng khi đi ngủ

Để ngăn tình trạng cảm thấy đói khi đi ngủ, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống một cách khoa học. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn giải quyết vấn đề này:

- Xác định chính xác lượng calo cần tiêu thụ hàng ngày: Hãy lập kế hoạch ăn uống hợp lý và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thông thường, một chế độ dinh dưỡng cân đối cho người trưởng thành khoảng 2.000 calo mỗi ngày.

- Tuân thủ thời gian ăn uống: Hãy đảm bảo bạn duy trì thời gian và nhất quán trong việc thực hiện các bữa ăn chính hàng ngày. Đồng thời, không quên bổ sung thêm các món ăn nhẹ và lành mạnh khi cần thiết cho cơ thể.

- Đa dạng hóa thực phẩm: Hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp đủ loại thực phẩm khác nhau trong chế độ ăn uống. Hãy bao gồm rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu protein, sản phẩm sữa ít béo và các loại ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn hàng ngày của bạn.

- Tránh thực phẩm không lành mạnh: Hạn chế và tránh sử dụng thực phẩm có hàm lượng muối, đường tinh luyện và chất béo bảo hoà cao, vì chúng không tốt cho sức khỏe.