Súc miệng bằng nước muối
Một phương thuốc đơn giản và hiệu quả để làm dịu cơn đau họng và giảm ho là súc miệng bằng nước muối. Trộn khoảng nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong 15-30 giây trước khi nhổ ra. Lặp lại quá trình này nhiều lần trong ngày hoặc thậm chí bạn chỉ thực hiện hai lần một ngày cũng giúp giảm viêm họng và làm tan chất nhầy.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Tỏi ngâm mật ong
Chất allicin trong tỏi có khả năng kháng viêm, long đờm, giảm ho. Đồng thời mật ong lẫn tỏi đều có tính ấm nên khử tính hàn rất tốt. Tỏi và mật ong đều là các nguyên liệu dễ dàng tìm thấy trong căn bếp nhưng khi kết hợp chúng lại có công dụng trị ho rất hiệu quả. Nhanh tay vào bếp làm ngay một hũ cho cả gia đình mình bạn nhé.
Mật ong gừng
Mật ong gừng là một bài thuốc dân gian đơn giản, dễ làm, nguyên liệu sẵn có mà không tốn nhiều thời gian. Trong khi gừng mang vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn và làm ấm cơ thể thì mật ong có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Vì vậy, mật ong gừng là một cách chữa ho tại nhà rất tốt mà bạn nên thử.
Siro húng quất đường phèn
Quất là một trong những vị thuốc tự nhiên chữa ho khan và ho có đờm. Trong khi đó, húng chanh (tần dày lá) có khả năng xua tan những cơn ho đồng thời cải thiện hệ miễn dịch vô cùng hiệu quả. Theo Đông Y, đường phèn với vị ngọt dịu có khả năng long đờm rất tốt. Vì vậy siro húng quất đường phèn là một phương pháp trị ho tự nhiên, an toàn cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.
Cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương có cả công dụng nấu ăn và làm thuốc và là một phương thuốc thường được sử dụng để chữa ho, viêm họng, viêm phế quản và các vấn đề về tiêu hóa.
Trong một phân tích tổng hợp năm 2015 của một số nghiên cứu tại Đức, các nhà khoa học cho biết, đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ cho thấy việc sử dụng các chế phẩm từ cỏ xạ hương giúp giảm bớt các triệu chứng ho.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây hơn vào năm 2021 của các nhà khoa học Anh, Đức cho thấy những người sử dụng kết hợp cỏ xạ hương và lá thường xuân có sự cải thiện tốt các triệu chứng viêm phế quản, ho và chất lượng cuộc sống nói chung.
Cách sử dụng cỏ xạ hương: Bạn có thể dùng tinh dầu hoặc trà xạ hương.
Súp gà
Súp gà có tác dụng chữa ho và cảm lạnh. Loại súp này chứa nhiều chất dinh dưỡng và hydrat hóa cho cơ thể. Một bát súp gà ấm có thể giúp làm dịu cơn đau họng, thông mũi và mang lại cảm giác thoải mái khi bị bệnh. Hãy tự làm súp gà với nhiều rau và thịt gà để có được dinh dưỡng tối đa.
Tinh dầu
Một số loại tinh dầu, chẳng hạn như khuynh diệp và bạc hà, có đặc tính thông mũi và kháng khuẩn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng ho và cảm lạnh. Thêm một vài giọt tinh dầu ưa thích vào một bát nước nóng, trùm khăn lại và hít hơi nước bốc lên cùng tinh dầu.
Bạn có thể pha loãng tinh dầu với dầu nền (như dầu hạnh nhân hoặc dầu thầu dầu) và xoa bóp lên ngực và cổ họng để giảm đau.
Lan Anh (t/h)
Link nội dung: https://ktplvn.vn/nhung-bien-phap-tu-nhien-giup-giam-ho-do-cam-lanh-636.html