Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 120.800 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 121.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 121.700 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 121.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 120.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 121.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 121.000 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 121.000 đồng/kg.
Thị trường cà phê trong nước giảm so với cùng thời điểm hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2024 giảm 334 USD/tấn, ở mức 5.111 USD/tấn, giao tháng 1/2025 giảm 317 USD/tấn, ở mức 4.862 USD/tấn.
Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 giảm 7,65 cent/lb, ở mức 256,5 cent/lb, giao tháng 3/2025 cent/lb giảm 7,4 cent/lb, ở mức 254,75 cent/lb.
Cà phê 2 sàn đột ngột giảm mạnh. Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, có 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất đồng USD đang tăng trở lại.
Rạng sáng 3/10, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,41%, đạt mốc 101,60.
Đồng USD đạt mức cao nhất trong 3 tuần so với đồng EUR, sau khi báo cáo việc làm quốc gia của ADP cho thấy bảng lương tư nhân của Mỹ tăng hơn dự kiến trong tháng 9.
Các thị trường đang theo dõi chặt chẽ tình hình căng thẳng địa chính trị một ngày sau khi Iran tấn công vào lãnh thổ Israel, làm dấy lên lo ngại rằng khu vực sản xuất dầu mỏ Trung Đông có thể bị nhấn chìm trong một cuộc xung đột lớn hơn.
Theo vị chuyên gia, EU vừa thay đổi một điều khoản trong Quy định chống phá rừng (EUDR). Luật cho phép cà phê trong các kho đạt chuẩn vẫn được lưu hành dù không có giấy chứng nhận nguồn gốc phá rừng để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ trong các nước châu Âu. Tin này đã ngắt cơn sốt giá cà phê, nhất là Robusta một cách đột ngột, tạo nên một cú đảo hướng bất ngờ phiên vừa qua.
Trước đó, 6/12/2022, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận cấm nhập khẩu một số sản phẩm được xem là yếu tố chính thúc đẩy phá rừng.
Theo dự luật mới, các sản phẩm nằm trong danh sách bị cấm gồm dầu cọ, gia súc, đậu nành, cà phê, ca cao, gỗ và cao su - được xác định là những yếu tố thúc đẩy nạn phá rừng nếu có xuất xứ từ vùng đất rừng bị tàn phá sau tháng 12/2020.
Các công ty nhập khẩu sẽ phải chứng minh sản phẩm không liên quan đến hoạt động phá rừng và phải chứng minh được thông tin địa lý chính xác về vùng đất xuất xứ của sản phẩm. Tác động của quy định này giúp cà phê tăng mạnh, nhất là Robusta trong những tháng vừa qua.